Lệ phí thi bằng lái xe máy A1, A2 và bằng lái ô tô hạng B1, B2, C

Từ ngày 15/4/2016 tới, các loại phí sát hạch lái xe ô tô các hạng B1, B2, C và xe máy các hạng A1, A2, A3, A4 sẽ tăng lên.

lệ phí thi bằng lái xe máy và ô tô

Ảnh minh họa

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 23/2013/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ. Theo đó, kể từ ngày 15/4, các loại phí sát hạch lái xe sẽ đồng loạt tăng lên.

Cụ thể, đối với thi sát hạch lái xe mô-tô các hạng từ A1 đến A4, mức phí sát hạch lý thuyết sẽ tăng từ 30.000 đồng/lần lên 40.000 đồng/lần; mức phí sát hạch thực hành tăng từ 40.000 đồng/lần lên 50.000 đồng/lần.

Đối với thi sát hạch lái xe ôtô các hạng B1, B2, C, D, E và F, mức phí sát hạch lý thuyết sẽ tăng từ 70.000 đồng lên 90.000 đồng/lần; mức phí sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng tăng từ 50.000 đồng lên 60.000 đồng/lần; mức phí sát hạch thực hành tại sa hình tăng từ 230.000 đồng lên 300.000 đồng/lần.

Các mức phí nêu trên sẽ được áp dụng thống nhất trên toàn quốc khi cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe (không phân biệt cơ quan thuộc Trung ương hay địa phương quản lý) tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Người dự sát hạch để được cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phần nào thì nộp phí sát hạch phần đó (tính theo lần sát hạch: sát hạch lần đầu, sát hạch lại).

Về công tác quản lý và sử dụng loại phí này, Bộ Tài chính quy định: các cơ quan thu phí được trích lại một phần để chi trả chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, chi phí trực tiếp phục vụ cho hoạt động sát hạch…

Trong đó, cơ quan có số thu phí năm trước ở mức dưới 15 tỷ đồng sẽ được trích lại với tỷ lệ 20% trên tổng tiền phí sát hạch thu được; cơ quan có số thu phí từ 15 tỷ đồng trở lên được trích lại với tỷ lệ 15% trên tổng tiền phí sát hạch thu được.

Theo Thông tư này, tại những địa phương còn khó khăn về điều kiện vật chất, chưa xây dựng được trung tâm sát hạch đủ điều kiện vật chất nhưng vẫn được Bộ Giao thông Vận tải cho phép sát hạch lái xe mô-tô tại các trung tâm, bãi sát hạch cũ thì thì cơ quan thu phí được để lại 30% tổng số tiền phí thực thu để trang trải chi phí theo quy định. Việc chi trả tiền thuê cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kiểm tra chấm điểm, lưu giữ hồ sơ sát hạch, nhiên liệu… của các trung tâm, bãi sát hạch này không quá 10% tổng số tiền phí thực thu được. Nộp ngân sách Nhà nước tối thiểu 60% trên tổng số tiền phí thực thu được.

Cũng liên quan đến hoạt động sát hạch lái xe cơ giới đường bộ, theo quy định tại Thông tư 46/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, từ 1/1/2013, cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải có xe tập lái số tự động (thuộc sở hữu hoặc hợp đồng). Thời gian thực hành lái xe số tự động với các hạng B1, B2 và C là 10 giờ, còn thời gian thực hành lái khi nâng hạng giấy phép lái xe là 4 giờ.

Thông tư 46 của Bộ Giao thông vận tải cũng quy định tăng thời gian đào tạo, số km thực hành lái xe trên xe tập lái hạng B1, B2, C. Cụ thể, hạng B1 tăng 20 giờ lên 556 giờ; hạng B2 tăng 20 giờ lên 588 giờ; hạng C tăng 32 giờ lên 920 giờ. Số km thực hành lái xe/học viên đối với 3 hạng này cũng đồng loạt tăng đến 1.100 km.

Theo Dân Trí

Các dịch vụ tại Trung tâm dạy lái xe Hà Nội như học lái xe ô tô B2, học lái xe ô tô B1, bổ túc tay lái số sàn và số tự động, học lái xe ô tô hạng C, tổ chức thi bằng lái xe máy hạng A1, A2.

Hân hạnh được phục vụ các bạn học viên và quý khách hàng!

You may also like...

0978348557