Quy định về nâng hạng giấy phép lái xe ô tô
Bạn cần nâng hạng bằng lái xe? Bạn chưa nắm rõ các quy định nâng hạng giấy phép lái xe theo luật 2017? Đừng bỏ qua bài viết này bởi những gì mà trung tâm đào tạo lái xe Hà Nội sắp sửa chia sẻ trong bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời thích đáng.
Bạn biết đấy, nâng hạng bằng lái xe có nhiều mục đích. Có người nâng hạng để làm đẹp hồ sơ xin việc, có người nâng hạng để được điều khiển đa dạng phương tiện hơn. Dù là mục đích gì thì việc nâng hạng bằng lái xe cũng là việc cần thiết.
Nếu bạn đã từng đọc qua Thông tư 46/2012/TT-BGTVT quy định nâng hạng giấy phép lái xe B2, C, D, E, F chúng tôi tin rằng bạn đã có sơ bộ thông tin liên quan đến việc nâng hạng bằng lái. Tuy nhiên, trung tâm vẫn muốn điểm lại một số tư liệu xoay quanh vấn đề này.
Điều kiện nâng hạng giấy phép lái xe B2, C, D, E, F
Tại Khoản 4, Khoản 5, Điều 8, Thông tư 46/2012/TT-BGTVT, điều kiện nâng hạng giấy phép lái xe được quy định rất rõ ràng. Theo đó, điều kiện nâng dấu bằng b1 lên b2 là phải có đủ thời gian hành nghề 01 năm trở lên và 1200 km lái xe an toàn trở lên; còn B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng phải đáp ứng thời gian hành nghề 03 năm trở lên và đạt từ 50.000 km lái xe an toàn trở lên. Đối với trường hợp nâng từ bằng B2 lên D, C lên E, thời gian hành nghề 05 năm trở lên và số km lái xe an toàn phải đạt 100.000km trở lên.
Bên cạnh các yêu cầu về thời gian hành nghề và số km an toàn, học viên muốn nâng dấu giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải là người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Thủ tục nâng bằng lái xe ô tô gồm những gì?
Cũng như học và thi bằng lái xe các hạng khác, việc nâng hạng bằng đòi hỏi thủ tục hồ sơ như luật định.
Dựa theo Khoản 2, Điều 10, Thông tư 46/2012/TT-BGTVT, người muốn học lái xe nâng hạng cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ với các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị học sát hạch theo mẫu.
– CCCD bản photo hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
– Giấy khám sức khỏe 6 tháng gần nhất.
– Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định.
– Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, E, F.
– Giấy phép lái xe hiện tại photo.
Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở ( hoặc bằng cấp tương đương) và giấy phép lái xe phải được xuất trình bản chính khi thi sát hạch.
Trung tâm đào tạo bằng lái xe Hà Nội – Địa chỉ học nâng bằng lái xe ô tô uy tín tại Hà nội
Trung tâm lái xe Hà Nội với đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm. Trung tâm dạy lái xe Hà Nội – Địa chỉ học nâng bằng lái xe ô tô uy tín, chuyên nghiệp, dàn xe chất lượng và sự tận tâm sẽ là điểm đến tuyệt vời cho mọi học viên khi có ý định nâng dấu bằng lái.
Với chi phí dịch vụ trọn gói giá rẻ cam kết không phát sinh, chúng tôi tự hào là điểm đến uy tín của mọi khách hàng.
Hi vọng rằng sau bài viết này sổ tay kiến thức của bạn được lấp thêm những điều thú vị.
Nhằm giúp đỡ học viên cũng như những người mới có bằng thêm vững tay lái hơn khi tham gia giao thông, đặc biệt là ở các thành phố lớn lượng dân cư đông đúc. Trung tâm chúng tôi đang có ưu đãi cho học viên khi đăng ký bổ túc tay lái và học lái xe ô tô B2 theo nhóm ngoài giờ hành chính.
Nếu như có bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến hồ sơ hay các thông tin khác về khóa học, chi phí, quy trình đào tạo lái xe 4 bánh, bạn hãy liên hệ ngay vào đường dây nóng hoặc nhắn SMS của trung tâm đào tạo lái xe chuyên nghiệp trung tâm dạy nghề lái xe Hà Nội của chúng tôi.